Đang truy cập: 770
Trong ngày: 794
Trong tuần: 794
Lượt truy cập: 3929253

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy – học các môn văn hóa khối đào tạo TCCN
Lượt xem: 704

02-02-2015 15:26

 

 

 

 

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC

CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI ĐÀO TẠO TCCN

(HỆ TỐT NGHIỆP THCS HỌC TCCN)

         Việc đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy – học các môn văn hóa khối đào tạo TCCN (Hệ tốt nghiệp THCS học TCCN) là kết quả của quá trình tìm tòi, trăn trở ở đội ngũ GV trường CĐ Bến Tre khi tham gia giảng dạy hệ này. Do đặc điểm đối tượng người học có sự chênh lệch về tuổi tác, trình độ (có em mới tốt nghiệp THCS, có em học dang dở lớp 10, 11 hoặc 12, có em nghỉ học đã lâu…), ý thức học tập, điều kiện học tập…nên thực trạng dạy và học các môn văn hóa khối TCCN còn nhiều bất cập. Giờ học trên lớp còn thụ động, tình trạng đọc – chép còn phổ biến, đa số HS lười viết bài, làm bài hoặc còn lo ra, làm việc riêng… Ở bài viết này, chúng tôi tập trung vào đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy – học các môn văn hóa khối đào tạo TCCN trường CĐ Bến Tre; thiết nghĩ đây là vấn đề thể hiện quyết tâm nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

1. Giải pháp đối với người dạy

         - Người dạy phải đáp ứng được yêu cầu về đào tạo TCCN và có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của GV, biết định hướng sự phát triển của người học theo mục tiêu giáo dục. Để nâng cao chất lượng dạy – học, đòi hỏi GV phải thay đổi phương pháp dạy học đọc - chép, phải phát huy cao độ tính tích cực học tập của HS, luôn tạo cơ hội cho người học có tình huống để tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để hình thành năng lực giải quyết vấn đề…

         - Cần phải có sự chuẩn bị tốt về giáo án, đặc biệt cần có sự đầu tư về phương pháp theo từng chương bài, nội dung của từng phần đều phải gắn kết với từng phương pháp cụ thể, phù hợp với kiến thức truyền thụ.

         - Tổ chức giờ học trên lớp theo quan điểm mới, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, “lấy HS làm trung tâm”, “phát huy tính tích cực của HS” nhằm nêu cao tinh thần tự giác, khơi gợi hứng thú của người học và giảm dần phần diễn giảng của GV.

         - GV bộ môn theo dõi, đánh giá quá trình học tập của HS, cùng với GV chủ nhiệm luôn giữ vai trò chủ động và là người đại diện nhà trường tích cực phối hợp gia đình để giáo dục HS, đặc biệt HS cá biệt. GV có thể yêu cầu các bậc cha mẹ HS cần chủ động động viên, kiểm tra các em thực hiện thời khóa biểu học tập hợp lý, tạo điều kiện để HS có thời gian tự học ở nhà, có góc học tập, có tài liệu tham khảo, sách tra cứu;vừa khuyến khích vừa có hình thức kiểm tra con em trong khai thác thông tin trên mạng để học tập…

2. Giải pháp đối với người học

         - HS là chủ thể hoạt động học, vì thế các em cần có nhận thức và thái độ học tập đúng đắn: Hình thành thái độ tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, biết tự học và tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, dưới mọi hình thức.

         - Tự giác thực hiện các hoạt động học tập:

         + Đi học chuyên cần.

         + Cần chuẩn bị bài mới (đọc, tìm hiểu trước ở nhà), những vấn đề khó hoặc chưa hiểu HS nên ghi chép lại để khi nghe giảng sẽ chú ý hơn và nếu bài giảng chưa giải thích rõ người học cần trao đổi với thầy hoặc bạn. Làm bài tập theo yêu cầu của GV bộ môn.

         + Vào lớp chú ý nghe GV giảng bài, tham gia phát biểu xây dựng bài học, có ghi chép cẩn thận.

         + Tham gia học nhóm, học tổ để cùng nhau giải quyết các bài tập khó…

3. Giải pháp đối với người quản lý dạy học

         - Nhà trường cần nâng chuẩn đầu vào khi tuyển sinh khối TCCN, cần lưu ý thêm về xếp loại đạo đức của HS ở THCS (phải chọn từ khá trở lên).

         - Đầu tư, tổ chức các hoạt động học tập cho HS có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo phong trào đổi mới phương pháp dạy và học ở khoa, ở trường.

         - Hoạt động học tập của HS không thể thực hiện tốt nếu không đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị học tập, tài liệu tham khảo… Nhà trường cần có kế hoạch để không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất: 

         + Thường xuyên củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng học, phòng tự học, phòng thực hành, thư viện, trang bị bàn ghế đầy đủ. Lưu ý thêm về bố trí phòng học dành cho HS các lớp TCCN, vì nếu như hiện nay (gần nơi tập lái xe, ồn ào) sẽ làm các em mất tập trung trong giờ học.

         + Tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, công nghệ thông tin, mở rộng nguồn tư liệu điện tử, thiết bị dạy học… bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại. Quản lý, giám sát việc truy cập thông tin của học sinh – sinh viên chỉ dành cho mục đích học tập.

         + Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, khi xem xét các điều kiện phục vụ hoạt động học tập của HS, người quản lý dạyhọc cần quan tâm tới các điều kiện phục vụ, thái độ phục vụ của các bộ phận chuyên trách, các chính sách hỗ trợ của nhà trường cho các cán bộ phục vụ (nếu có ngoài giờ) để tạo cho HS một môi trường học tập tốt nhất.

LÊ NGỌC THÚY

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

 

 

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE

ĐĂNG NHẬP

LIÊN KẾT

Địa chỉ:

  • CS1: 400/1, ấp 1, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
  • CS2: 78 Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre

Điện thoại: 0275 3 822 294

Copyright © by Trường Cao đẳng Bến Tre