Đang truy cập: 16
Trong ngày: 153
Trong tuần: 971
Lượt truy cập: 3519321

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Tìm kiếm

Lượt xem: 721

27-10-2013 21:53

   CHUẨN ĐẦU RA

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

 

I. CHUYÊN NGÀNH :           Giáo dục Mầm non (Pre - School Education)

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:   Cao đẳng

III. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

          - Sinh viên hiểu được hệ thống kiến thức cơ bản, chuẩn, khoa học về giáo dục Mầm non ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

          -  Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.

          - Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục Mầm non vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các đối tượng, bao gồm trẻ khuyết tật, tàn tật ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

- Vận dụng kiến thức về nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vào hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non; vào việc đánh giá, phân tích các các tình huống xã hội trong công việc chuyên môn của mình. 

- Sau khi ra trường, sinh viên có đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, đảm nhận tốt vai trò dạy học cũng như chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non.

IV. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1. Kĩ năng cứng:

      Sau khi ra trường, sinh viên có những kỹ năng sau:

          -  Kĩ năng lập kế hoạch, định hướng phát triển và giáo dục phù hợp với yêu cầu từng độ tuổi, cá nhân trẻ và điều kiện thực tế trường lớp tại địa phương. Tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.

          - Kĩ năng giao tiếp với trẻ, tạo môi trường an toàn và các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.

          - Kĩ năng thiết kế các hoạt động chăm sóc - giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề; làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; vận dụng phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ.

          - Kĩ năng đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các loại kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các nhóm, lứa tuổi.

          - Kĩ năng quản lý nhóm, lớp ở các lứa tuổi khác nhau.

- Có khả năng nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.

2. Kĩ năng mềm:

      Sau khi ra trường, sinh viên có những kỹ năng sau:

2.1. Có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, nghề nghiệp; kĩ năng xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non.

          2.2. Giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng để hỗ trợ tốt quá trình giáo dục, kết hợp tốt môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình và xã hội”. 

          2.3. Kĩ năng phân tích, đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp, các ngành có liên quan và có khả năng đổi mới.

          2.4. Kĩ năng tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể, xây dựng phong trào với nhiều hình thức khác nhau.

          2.5. Kĩ năng theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin của ngành học.

          2.6. Kĩ năng tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hóa giáo dục Mầm non.

2.7. Khả năng ngoại ngữ:

- Sinh viên đạt trình độ chứng chỉ A ngoại ngữ Anh văn trở lên.

- Sinh viên có điều kiện học tiếp lên những trình độ ngoại ngữ cao hơn, hỗ trợ cho quá trình tự học hay học tiếp lên Đại học Mầm non.

2.8. Khả năng Tin học:

- Sinh viên có trình độ A tin học, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu công tác của giáo dục Mầm non.

- Biết sử dụng công nghệ thông tin trong khai thác thông tin và truy cập Internet; các phần mềm tin học cơ bản trong soạn thảo văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới, giáo án điện tử phục vụ công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao chất lượng giờ dạy, kích thích hứng thú của trẻ trong quá trình dạy học.

- Sinh viên biết áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quản lí, theo dõi trẻ một cách khoa học; xây dựng các biểu mẫu; tìm kiếm, lưu trữ những tài liệu cần thiết trong quá trình dạy học, giáo dục trẻ.

V. YÊU CẦU THÁI ĐỘ:

- Sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, có lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với đường lối giáo dục của Đảng, vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào công tác giáo dục.

- Có ý thức trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có ý thức  và trách nhiệm với nghề nghiệp; tận tâm, có thái độ phục vụ tốt; có ý thức tự rèn luyện về phẩm chất đạo đức của người giáo viên xã hội chủ nghĩa; yêu nghề, mến trẻ, tha thiết với sự nghiệp giáo dục.

- Sinh viên có ý thức tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức để nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ tốt cho quá trình dạy học và giáo dục trẻ.

- Sinh viên có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện năng lực sư phạm, kĩ năng giao tiếp sư phạm, nghiên cứu đổi mới phương pháp, sáng tạo trong nghề nghiệp để không ngừng nâng cao khả năng nghiệp vụ trong công tác giáo dục.

- Đúng mực trong các quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp và phụ huynh.

- Thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực; có ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm. Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc.

- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.

VI. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

          Giáo viên Mầm non, giảng  dạy các lớp bậc giáo dục Mầm non trong và ngoài tỉnh.

1. Các lĩnh vực việc làm

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Mầm non.

- Tư vấn kiến thức về nuôi dạy trẻ.

- Quản lí trường, lớp, nhóm trẻ Mầm non.

2. Vị trí làm việc

- Các trường mầm non công lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình.

- Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em đường phố.

- Trung tâm tư vấn về chăm sóc – giáo dục trẻ em.

- Làm bảo mẫu gia đình

VII. KHẢ NĂNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG:

          Sau khi ra trường, sinh viên có đủ điều kiện để học tập, nâng cao trình độ, liên kết lên trình độ Đại học Giáo dục Mầm non, được học về công tác quản lý giáo dục Mầm non, học nâng cao trình độ chính trị theo các cấp khác nhau.

VIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ MÀ NHÀ TRƯỜNG THAM KHẢO:

  1. Chương trình giảng dạy

          - Giảng dạy theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

  1. Tài liệu tham khảo

          - Có đầy đủ giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.

   HIỆU TRƯỞNG

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE

ĐĂNG NHẬP

LIÊN KẾT

Địa chỉ:

  • CS1: 400/1, ấp 1, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
  • CS2: 78 Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre

Điện thoại: 0275 3 822 294

Copyright © by Trường Cao đẳng Bến Tre